[SERISES] ACNE & GLUCOCORTICOID | MỤN VÀ GLUCOCORTICOID [1]
Chào mọi người! Hôm nay, tớ xin bắt đầu với một serises mới về chủ đề mụn. Mụn là vấn đề rất nhiều người đang quan tâm, đây là thứ khiến cho chúng ta đau đầu nhức óc. Mụn làm cho chúng ta không tự tin, mụn làm cho chúng ta không đẹp và hơn hết mụn chẳng tốt đẹp gì nó, để lại rất nhiều vấn đề cho chúng ta. Tớ cũng sẽ đề cập đến việc sử dụng các sản phẩm có chứa corticoid để trị mụn hay làm đẹp. Đây là chia sẻ của một đứa rất ít khi bị mụn, không có kinh nghiệm trị mụn nhưng là những kiến thức tớ được học cộng việc tích lũy. Mong mọi người ủng hộ. Bài viết hôm nay tớ sẽ xin chỉ viết về mụn thôi ạ! Các bài sau tớ sẽ nói về corticoid. Chúng ta cùng bắt đầu luôn nhé!Trước khi đề cập đến mụn thì chúng ta nên tìm hiểu một chút về da. Cấu tạo của da như nào? Da có chức năng và vai trò như thế nào với cơ thể? Để hiểu được điều đó thì mọi nên đọc bài SINH LÝ DA này để hiểu thêm nhé! Tớ thấy rất đầy đủ và chi tiết đấy ạ, nên tớ sẽ không viết lại để tránh làm bài quá dài mọi người đọc trở nên chán. Bây giờ vào chủ đề chính nhé!
1. MỤN LÀ GÌ?
Mụn là một bệnh ảnh hưởng đến tuyến dầu của da. Những lỗ nhỏ li ti trên da chúng ta (lỗ chân lông) kết nối với tuyến dầu dưới da. Những tuyến này tiết ra chất dầu gọi là bã nhờn. Lỗ chân lông kết nối với tuyến nhờn của da qua một ống gọi là nang. Bên trong nang, dầu chuyển các tế bào chết lên bề mặt da. Một sợi lông mảnh cũng mọc qua nang và đâm ra ngoài da. Khi một nang bị bít tắc sẽ dẫn đến xuất hiện mụn. Mụn không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và thẩm mỹ của con người.
BẠN CÓ BIẾT! Trên da chúng ta có một lớp dầu tự nhiên, lớp dầu này có tác dụng tránh sự mất nước của da và duy trì pH da được ổn định. Ngoài ra, trên da chúng ta có rất rất rất nhiều tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), bất kể chỗ nào từ da tay đến da mặt đều có hết đấy ạ. Nghe đến đây ai cũng hoảng sợ vì việc máu bị nhiễm tụ cầu vàng là rất nguy hiểm đúng không. Nhưng tại sao chúng ta vẫn bình yên vô sự như thế này? Điều đương nhiên, trên da chúng ta có một lượng kháng thể nhất định ngăn chặn sự xâm nhập của tụ cầu vàng và các loại vi khuẩn.
2. QUÁ TRÌNH TÁI TẠO DA VÀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN CỦA MỤN
Có thể nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao tớ lại đề cập đến quá trình tại tạo da ở bài viết này đúng không, sau đây tớ xin có chút ít giải thích như sau: Cơ thể chúng ta bao gồm hàng triệu tế bào, các tế bào này cũng giống như cơ thể chúng ta cũng có sự sỉnh sản, phát triển, già cỗi và chết đi. Chính vì thế, làn da của chúng ta cũng không phải ngoại lệ, khi các tế bào biểu bì già cỗi sẽ tự chết đi (cái này chúng mình hay gọi là da chết đấy ạ). Thông thường, ở người khỏe mạnh và đang độ tuổi trẻ quá trình tái tạo sẽ được diễn ra trong 28 ngày. Các tế bào chết này sẽ được tự động đẩy lên và rơi ra trong quá trình rửa mặt, nhưng khi tuổi càng cao lượng tế bào chết sẽ tăng lên càng nhiều kết hợp với việc lão hóa nên hoạt động tự đào thải tế bào chết bị kém đi. Da càng khô lượng tế bào chết sản sinh càng nhiều, biểu hiện rõ nhất là da rất hay gặp trường hợp mốc da. Với da nhờn, lượng tế bào chết trên da cũng nhiều hơn bình thường kết hợp việc da dễ bị bắt bụi bẩn và dầu thừa lưu lại trên da gây tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
Mụn trứng cá phát triển qua 4 giai đoạn:
Tắc nghẽn ống chân lông: Các tế bào của tuyến bã và của ống chân lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua ống chân lông, nhưng khi chúng không được đào thải theo cơ chế tự nhiên thì sẽ gây tắc nghẽn, ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn trong ống.
Sự hoạt động quá mức của tuyến bã: Lượng chất nhờn sản xuất tại tuyến bã được kích thích bởi hoóc môn, chủ yếu là testosteron. Do việc sản xuất hoóc môn của cơ thể tăng cao nhất vào những năm trưởng thành nên việc sản xuất chất nhờn cũng tăng nhanh.
Nam giới thường bị mụn trứng cá nặng hơn nữ ở tuổi trưởng thành do lượng testosteron được sản xuất nhiều hơn. Người ta cũng thấy không có mụn trứng cá ở nam giới khi đã bị cắt bỏ 2 tinh hoàn.
Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes: Vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá. Chúng sẽ kết hợp với lượng chất nhờn và các tế bào chết để làm tăng độ nghiêm trọng của mụn và sự sưng tấy ống chân lông.
Tình trạng sưng tấy của chân lông: Khi vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công lỗ chân lông, bề mặt của ống chân lông sẽ bị sưng tấy. Sự sưng tấy này gây nên mụn trứng cá mủ xuất hiện trên mặt da. Nếu sưng tấy kéo dài và không được chữa trị, các mụn u nang lông nghiêm trọng sẽ phát triển sau đó, dẫn đến nhiễm trùng cũng như tạo sẹo vĩnh viễn.
3. NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN
Do nội tiết tố Androgen: Androgen được tiết ra từ tuyến sinh dục nam, nữ (tinh hoàn, buồng trứng). Ngoài ra, nội tiết tố tằng trưởng và nội tiết tố tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến việc gây ra mụn trứng cá. Việc mất cân bằng hormone dẫn đến kích thích quá trình tiết chất nhờn nhiều hơn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Sự tích tụ độc tố trong cơ thể; Khi ruột và gan không đào thải được hết các độc tố từ thực phẩm... thì độc tố đó sẽ được bài tiết qua da gây nên tình trạng mụn.
Yếu tố môi trường gây tắc nghẽn cổ nang lông tuyến bã nhờn: Tuyến bã tiết ra nhiều chất nhờn kèm với vi khuẩn Propionibacterium acnes được sinh ra từ các acid béo tự do làm cho nang tuyến bị phá hủy gây viêm. Không khí nhiều khói bụi, ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với xăng dầu, than đá, nhựa đường... cũng gây ra nhiều mụn.
Di truyền: Có đến 50% trường hợp bị mụn trứng cá là do di truyền
Stress kéo dài ảnh hưởng đến sự cân bằng các hormone trong cơ thể, ngoài ra stress cũng gây mất cân bằng sinh lý cơ thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy sau này.
Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng: Cơ thể và nơi sinh sống không được vệ sinh sạch sẽ, các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da cơ thể: chăn, ga, gối, khăn mặt, quần áo... không được thay và làm sạch thường xuyên dẫn đến sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn trong thời gian dài. Thói quen ăn uống cũng có ảnh hưởng đến sự phát sinh mụn, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có nhiều chất béo vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa tác động lên hoạt động của tuyến bã nhờn trong cơ thể.
Sử dụng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm xét trên khía cạnh tích cực thì nó mang lại kết quả rất tốt nhưng nếu sử dụng các sản phẩm này không hợp lý và qui trình làm sạch da không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến phản tác dụng da sẽ càng nhanh lão hóa và gây rối loạn cân bằng chức năng của da.
4. PHÂN LOẠI MỤN
Sự hoạt động quá mức của tuyến bã: Lượng chất nhờn sản xuất tại tuyến bã được kích thích bởi hoóc môn, chủ yếu là testosteron. Do việc sản xuất hoóc môn của cơ thể tăng cao nhất vào những năm trưởng thành nên việc sản xuất chất nhờn cũng tăng nhanh.
Nam giới thường bị mụn trứng cá nặng hơn nữ ở tuổi trưởng thành do lượng testosteron được sản xuất nhiều hơn. Người ta cũng thấy không có mụn trứng cá ở nam giới khi đã bị cắt bỏ 2 tinh hoàn.
Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes: Vi khuẩn Propionibacterium acnes hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân bị mụn trứng cá. Chúng sẽ kết hợp với lượng chất nhờn và các tế bào chết để làm tăng độ nghiêm trọng của mụn và sự sưng tấy ống chân lông.
Tình trạng sưng tấy của chân lông: Khi vi khuẩn Propionibacterium acnes tấn công lỗ chân lông, bề mặt của ống chân lông sẽ bị sưng tấy. Sự sưng tấy này gây nên mụn trứng cá mủ xuất hiện trên mặt da. Nếu sưng tấy kéo dài và không được chữa trị, các mụn u nang lông nghiêm trọng sẽ phát triển sau đó, dẫn đến nhiễm trùng cũng như tạo sẹo vĩnh viễn.
3. NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN
Do nội tiết tố Androgen: Androgen được tiết ra từ tuyến sinh dục nam, nữ (tinh hoàn, buồng trứng). Ngoài ra, nội tiết tố tằng trưởng và nội tiết tố tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến việc gây ra mụn trứng cá. Việc mất cân bằng hormone dẫn đến kích thích quá trình tiết chất nhờn nhiều hơn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Sự tích tụ độc tố trong cơ thể; Khi ruột và gan không đào thải được hết các độc tố từ thực phẩm... thì độc tố đó sẽ được bài tiết qua da gây nên tình trạng mụn.
Yếu tố môi trường gây tắc nghẽn cổ nang lông tuyến bã nhờn: Tuyến bã tiết ra nhiều chất nhờn kèm với vi khuẩn Propionibacterium acnes được sinh ra từ các acid béo tự do làm cho nang tuyến bị phá hủy gây viêm. Không khí nhiều khói bụi, ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với xăng dầu, than đá, nhựa đường... cũng gây ra nhiều mụn.
Di truyền: Có đến 50% trường hợp bị mụn trứng cá là do di truyền
Stress kéo dài ảnh hưởng đến sự cân bằng các hormone trong cơ thể, ngoài ra stress cũng gây mất cân bằng sinh lý cơ thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy sau này.
Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng: Cơ thể và nơi sinh sống không được vệ sinh sạch sẽ, các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da cơ thể: chăn, ga, gối, khăn mặt, quần áo... không được thay và làm sạch thường xuyên dẫn đến sự tích tụ và phát triển của vi khuẩn trong thời gian dài. Thói quen ăn uống cũng có ảnh hưởng đến sự phát sinh mụn, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có nhiều chất béo vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vừa tác động lên hoạt động của tuyến bã nhờn trong cơ thể.
Sử dụng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm xét trên khía cạnh tích cực thì nó mang lại kết quả rất tốt nhưng nếu sử dụng các sản phẩm này không hợp lý và qui trình làm sạch da không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến phản tác dụng da sẽ càng nhanh lão hóa và gây rối loạn cân bằng chức năng của da.
4. PHÂN LOẠI MỤN
- Mụn cám và mụn đầu đen: Thường xuất hiện ở những khu vực có lỗ chân lông to, nhân mụn nằm trong lỗ chân lông, khi nặn lên có thể thấy nhân trắng, đầu đen và khá cứng. Sự xuất hiện của mụn cám là do các tế bào chết của tuyến bã không được đào thải theo cơ chế tự nhiên bị ứ đọng lại trong lỗ chân lông, theo thời gian chúng bị sừng hóa trở nên cứng và bít lỗ chân lông lại. Mụn đầu đen xuất hiện khi các chất sừng (keratin) ở mụn cám bị oxy hóa trở thành màu đen.
- Mụn ẩn: Mụn không trồi ra ngoài như các loại khác và có kích thước khá nhỏ, chúng ẩn ngay dưới da là da bạn trông không hề mịn màng chút nào. Da của bạn sờ vào thấy sần sùi, không đau, mọc theo từng cụm và sẽ lan ra xung quanh càng ngày càng lớn. Mụn dưới da thường xuất hiện khi bụi bẩn và chất dư của việc makeup tích tụ mà không được tẩy trang sạch sẽ. Không giống như các loại mụn khác, mụn này có nhân nằm sâu và chặt trong nang lông, nên việc loại bỏ là điều khá khó khăn.
Mụn cám |
Mụn đầu đen |
Mụn ẩn dưới da |
Mụn mủ |
- Mụn nang: Mụn trứng cá dạng nang là một tình trạng mụn nặng nhất của bệnh mụn trứng cá toàn phát (Acnes vulgarus), tình trạng mụn phát triển viêm nặng và sâu trên từng vùng da. Đó là những mụn viêm tự phát triển, có thể có đường kính to đến vài cm. Mụn to, đau, sờ thấy mềm bên trong nang mụn có chứa dịch. Dạng mụn này thường gặp ở các thanh niên nam, có tính di truyền ví dụ, bố mẹ từng bị mụn nang thì rất có thể con sẽ cũng bị mụn nang. Ngoài yếu tố di truyền, thì mụn này còn xuất hiện do các nguyên nhân: tăng tiết bã nhờn, tăng tạo tế bào chết, nhiễm vi khuẩn Propionibacterium acnes. Sự phát triển từ mụn thường thành mụn dạng nang còn do sự thiếu hiểu biết trong việv điều trị mụn: tự ý cây mụn không đúng cách, sử dụng các sản phẩm chứa corticoid...
Mụn nang |
5. TÚM LẠI!!!
Mụn xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân trừ những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể như do tuyến nội tiết thì có rất nhiều yếu tố bên ngoài mà chúng ta có thể phòng ngừa và loại bỏ nó. Vì vậy, việc làm sạch da là một bước quan trọng nhất trong qui trình dưỡng da của bạn. Hãy tẩy trang và rửa mặt thật sạch. Nên làm bạn với da của mình, hiểu nó muốn gì trước khi làm quen với mỹ phẩm.
Xin mọi người thứ lỗi vì ra bài quá
chậm trễ ạ!
CHÚC MỌI NGƯỜI NGÀY VUI VÀ LUÔN ĐẸP Ạ!
BYE! LOVE YOU!
0 nhận xét: